Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Excel tự động vẽ dầm cột sàn và thống kê thép trong Autocad


Hiện nay việc tính toán ra thép được rất nhiều phần mền hỗ trợ. Việc còn lại của kỹ sư chỉ là thể hiện bản vẽ, tuy dễ nhưng tốn khá nhiều thời gian và làm hoa mắt của anh e ta. Trên cơ sở đó chương trình này được phát triển để hỗ trợ cho anh e kết cấu trong việc vẽ các cấu kiện cơ bản trong đó việc tính toán, cắt thép, đánh số thứ tự đều được tự động hóa phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng.
Giao diện nhập liệu là 1 file excel với toàn là tiếng Việt đơn giản dễ dùng. Anh e đã bít vẽ cad hay ko bít j về cad đều có thể vẽ được, còn anh e nào bít về lập trình VBA thì có thể phát triển nó lên.
Link tải: http://adf.ly/UpmHk





Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Sketchup 2013 full






  • Giới thiệu về SketchUp 2013
    SketchUp 2013, Google tập trung vào hai điều: làm cho LayOut mạnh mẽ hơn, và xây dựng một hệ sinh thái thân thiện, và dễ dàng tiếp cận hơn cho hàng triệu người dùng SketchUp lập mô hình, tìm và sử dụng các plugin, tiện ích và phần mở rộng mà họ cần.

    Giới thiệu về Extension Warehouse

    What if adding new extensions to SketchUp was as easy as installing an app on your smartphone? In 2013, we’ve made it dead simple to turn SketchUp into exactly what you need it to be. Need a special tool? There’s an excellent chance someone’s already built it. Now you can research, download and install extensions without ever having to leave SketchUp. Every useful extension in one place—that’s the all-new Extension Warehouse.

    Pattern Fills
    Drawing a sectional view? Now you can fill shapes in LayOut with hatching and other patterns. Choose from a large library of standards—construction materials, geometric tiles, dot screens—or create your own favorites. Patterns can be rotated, scaled or used as-is. You can even combine Pattern Fills with solid colors to create an endless number of variations.

    Copy Array
    You know how SketchUp lets you easily create multiple copies of an object with your keyboard? Those are called arrays, and now LayOut lets you make them, too. Move a copy, type how many copies you want, type the letter ‘x’ and Enter. Presto! Presto! Presto! Presto! Presto! Copying is fun.

    Speedier Vector Rendering
    When you need to print a drawing really big, sometimes it’s helpful to vector-render your SketchUp model views. Doing so makes lines look smooth and reduces wait times for all but the most complex models. In the latest version of LayOut, vector rendering is faster than it’s ever been.

    Faster Screen Redraw
    Every time you zoom, pan or move an entity on the page, LayOut has to re-draw the picture you see on your screen. For this version, we massaged the code so there’s a noticeable improvement in the speed at which this happens. LayOut should feel snappier, especially as your document gets more complex.

    Numbered Pages in the Pages panel
    Another small but incredibly useful tweak: LayOut’s Pages panel now displays page numbers, which makes it easier to print and export portions of your document.

    Curved Label Leader Lines
    Creating a jauntily curved callout line for a label used to be a five-step, two-handed operation:
    Click. Click. Tool switch. Double-click. Click-drag-with-a-modifier-key.
    In the latest version of LayOut, curving a label line goes like this:
    Click-drag.
    Isn’t progress something?

    Dashes in Dimensions
    Ask the guy with the 86 foot ceiling if readable dimensions are important. It’s a little thing, but we added dashes to LayOut’s dimension labels to make them easier to read.

    Smarter Toolbars in Windows
    It used to be that the toolbars for all of your delicious plugins would move around your screen between SketchUp sessions. We heard that drove you crazy, so we re-engineered our Windows UI to make things a whole lot better. In 2013, you can even drag native tool icons between toolbars. Make SketchUp look the way you want it to.

    Video Export
    Exporting high-quality animations from SketchUp 2013 is easier than ever. Using the default settings yields HD videos at 720p, encoded in any of the three most popular, modern formats: H.264, AVI and WebM. Picture quality is much better, and file sizes are smaller as well.

    Zoom In More
    We increased LayOut’s maximum zoom capability by a factor of ten, from 1000% to 10,000%. At that magnification level, your sofa would be the size of Jupiter. Or thereabouts.
    :dl01:

    Size: 75 MB
    SketchUp.Pro.2013v13.0.3689.rar




  • Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

    Hướng dẫn load autolisp 1 lần duy nhất

    Các bạn thao tác giống hình, rồi tắt Cad, mở lại Cad thì những lần sau tự nó load lisp đã chọn cho mình.












    (hình số 4 click close)

    Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

    Danh sách các hàm VBA trong autocad

    Đây là danh sách các hàm VBA trong autocad, dành cho bạn nào đam mê lập trình ứng dụng cho Autocad. Các bạn cứ tải về đọc từ từ nhé. Phần nào không hiểu thì coment lên đây mình hướng dẫn cho.

    Tải về: http://www.mediafire.com/download/netz77tqpdrrp84/Ham_VBA_cho_Autocad.zip

    Bảng khối lượng riêng của thép tròn

    Đôi lúc nhớ chẳng hết, mình up lên cho bạn nào cần dùng thì save về nhé

    Thép hợp kim: Tiêu chuẩn, tên gọi

    Tiêu chuẩn Việt Nam
    TCVN 1759 – 75 đã quy định nguyên tắc ký hiệu thép hợp kim theo trật tự như sau:
    - Số chỉ hàm lượng cacbon trung bình theo phần vạn, nếu ≥ 1% có thể không cần biểu thị.
    - Các nguyên tố hợp kim theo ký hiệu hóa học và ngay sau đó là hàm lượng theo phần trăm trung bình (thường đã được quy tròn thành số nguyên), khi lượng chứa của nguyên tố khoảng 1% thì không cần biểu thị (bằng số).
    - Thép có 0,36 – 0,44%C, 0,80 – 1,00%Cr sẽ được ký hiệu là 40Cr.
    - Thép có 0,09 – 0,16%C, 0,60 – 0,90%Cr, 2,75 – 3,75%Ni sẽ được ký hiệu là 12CrNi3.
    - Thép có 1,25 – 1,50 %C, 0,40 – 0,70 %Cr, 4,5 – 5,5 %W sẽ được ký hiệu là 140CrW5 hay đơn giản chỉ là CrW5.
    - Thép có 0,85 – 0,95%C, 1,20 – 1,60 %Si. 0,95 – 1,25 %Cr sẽ được ký hiệu là 90CrSi.
    Như vậy trên nguyên tắc rất dễ hiểu này có thể ký hiệu mọi thép theo thành phần của chúng mà không có những trùng lặp quan trọng. Nguyên tắc này được sử dụng để ký hiệu các thép khi cần thiết phải rút gọn cách biểu thị thành phần hóa học.
    TCVN chưa phủ hết các thép hợp kim thường dùng.

    Tiêu chuẩn Nga
    ΓOCT ký hiệu thép hợp kim theo trật tự sau đây:
    - Số chỉ hàm lượng cacbon trung bình theo phần vạn (nếu là thép kết cấu) và phần nghìn (nếu là thép dụng cụ, loại có cacbon cao), khi ≥ 1,00% không biểu thị.
    - Các nguyên tố hợp kim theo chữ cái Nga (thường là chữ đầu theo tên gọi, nếu trùng phải lấy chữ khác) như sau:
    a. Theo chữ cái đầu tiên có: X cho crôm, H cho niken, B cho vonfram, M cho môlipđen, T cho titan, K cho côban;
    b. Theo chữ cái tiếp sau có: Γ cho mangan, C cho silic, Φ cho vanađi, Д cho đồng, Ю cho nhôm, P cho bo,
    - Thành phần của từng nguyên tố được biểu thị theo phần trăm đặt ngay sau mỗi chữ cái tương ứng, khi lượng chứa < 1,5% không biểu thị.
    - Các thép chuyên dùng như thép gió, ổ lăn, kỹ thuật điện… có quy ước riêng.
    Theo đó bốn ký hiệu thép trên của TCVN sẽ tương ứng với ΓOCT như sau: 40Cr là 40X, 12CrNi3 là 12XH3, 140CrW5 hay CrW5 là XB5, nhưng 90CrSi là 9XC. Qua đó thấy có những sai khác nhỏ, song cách ký hiệu thép của TCVN về cơ bản là của ΓOCT, rất dễ viết chuyển đổi cho nhau.
    Tiêu chuẩn Hoa Kỳ
    Đối với thép hợp kim kết cấu, Hoa Kỳ thường sử dụng AISI và SAE, chúng có cách biểu thị giống nhau bằng bốn số xxxx nên được viết là AISI/SAE xxxx, trong đó hai số cuối biểu thị lượng cacbon theo phần vạn trung bình. Sau đây là một số quy ước:
    - Thép cacbon 10xx,
    - Thép cacbon có mangan nâng cao 15xx,
    - Thép dễ cắt (2 loại) 11xx, 12xx,
    - Thép mangan 13xx,
    - Thép niken (2 loại) 23xx, 25xx,
    - Thép niken-crôm (4 loại) 31xx, 32xx, 33xx, 34xx,
    - Thép môlipđen (2 loại) 40xx, 44xx,
    - Thép crôm-môlipđen 41xx,
    - Thép niken-crôm-môlipđen (11 loại)43xx, 43BVxx, 47xx, 81xx, 86xx,
    87xx, 88xx, 93xx, 94xx, 97xx, 98xx,
    - Thép niken-môlipđen (2 loại) 46xx, 48xx,
    - Thép crôm (2 loại) 50xx, 51xx,
    - Thép crôm với 0,50 ữ 1,50%C 501xx, 511xx, 521xx,
    - Thép crôm-vanađi 61xx,
    - Thép vonfram-crôm 72xx,
    - Thép silic-mangan 92xx,
    - Thép bo xxBxx,
    Đối với thép dụng cụ, Hoa Kỳ thường sử dụng AISI với ký hiệu gồm một chữ cái chỉ nhóm thép và số thứ tự. Sau đây các chữ cái (thường lấy theo chữ cái đầu tiên chỉ nhóm thép) đó:
    - W cho thép tôi nước (water),
    - O cho thép tôi dầu (oil),
    - S cho thép dụng cụ chịu va đập (shock),
    - T cho thép gió vonfram (tungsten),
    - M cho thép gió môlipđen – vonfram,
    - H cho thép làm dụng cụ biến dạng nóng (hot),
    - D cho thép làm dụng cụ biến dạng nguội (cold),
    - A cho thép làm dụng cụ biến dạng nguội, tự tôi, trong không khí (air),
    Đối với thép không gỉ và bền nóng, Hoa Kỳ dùng AISI với ký hiệu là nhóm ba số xxx, trong đó: 2xx và 3xx là thép austenit,4xx là thép ferit, 4xx và 5xx là thép mactenxit.
    Tiêu chuẩn Nhật Bản
    JIS cũng ký hiệu thép hợp kim bắt đầu bằng chữ S song tiếp theo có những chữ cái biểu thị loại thép hợp kim và cuối cùng là ba số xxx (trong đó hai số cuối chỉ phần vạn cacbon trung bình) hay một hoặc hai số theo thứ tự:
    - SCrxxx – thép kết cấu crôm, SNCxxx – thép kết cấu niken – crôm,
    - SMnxxx – thép mangan, SCMxxx – thép kết cấu crôm – môlipđen,
    - SACMxxx – thép nhôm – crôm – môlipđen,
    - SNCMxxx – thép kết cấu niken – crôm – môlipđen,
    - SUJx – thép ổ lăn, SUMx – thép dễ cắt,
    - SUPx – thép đàn hồi, SUSxxx – thép không gỉ (xxx lấy theo AISI),
    - SUHx – thép bền nóng, SKx – thép dụng cụ cacbon,
    - SKHx – thép gió, SKSx, SKDx, SKTx – thép dụng cụ hợp kim.

    Hatch và các vấn đề về Hatch trong AutoCad

    1. Đối tượng bị vỡ trông rất xấu, gây lỗi sai trong bản vẽ.
    Hiện tượng này xảy ra khi bạn sử dụng các mẫu hatch như GRAVEL (SỎI) hay AR-CONC (bê tông gạch vỡ) tại những tọa độ có giá trị X, Y lớn (thường là lớn hơn 1 triệu).
    Để xử lý vấn đề này, cơ bản là phải giảm khoảng cách tương đối giữa gốc (origin) của Hatch và đối tượng Hatch.
    Có 3 cách để tránh hiện tượng này:
    1. Đặt biến SNAPBASE về tọa độ gần với tọa độ của đối tượng hatch mà bạn đang vẽ.
    2. Dùng lệnh UCS, đặt lại hệ tọa độ sao cho gốc tọa độ gần với đối tượng hatch của bạn.
    3. Tạm thời di chuyển biên đường hatch về gần gốc tọa độ. Sau khi hatch xong thì lại di chuyển đối tượng hatch về vị trí mong muốn.
    2. Khi bạn xóa một đối tượng hatch, đối tượng chặn biên của hatch(line, arc, pline) cũng bị xóa theo, mặc dù hatch và đối tượng biên không nằm trong cùng một block hay group.
    Mối quan hệ giữa đối tượng hatch và đối tượng chặn biên của nó phụ thuộc vào biến hệ thống PICKSTYLE. Để chọn đối tượng hatch mà không chọn đối tượng chặn biên của nó thì đặt PICKSTYLE bằng 0 hoặc 1. Để chọn đối tượng Hatch và chọn luôn đối tượng chặn biên của nó thì đặt PICKSTYLE bằng 2 hoặc 3. Như vậy, và file mà bạn đang vẽ có thể đang đặt biến PICKSTYLE = 2 hoặc 3. Để giải quyết vấn đề bạn nêu ra, bạn thử đặt lại biến PICKSTYLE = 0 hoặc 1.
    3. Bạn đang có một bản vẽ, trong đó bạn tô mặt cắt tường bằng đối tượng solid. Bây giờ bạn muốn biến tất cả solid này thành hatch để có thể đổi kiểu hatch sang nét kẻ chéo. Nên làm như thế nào?
    Hãy dùng lệnh Region để biến đối tượng solid thành Region, sau đó dùng lệnh Bhatch để biến đối tượng Region thành đối tượng Hatch.
    4. Bạn phải sử dụng 2 hatch chập nhau. Ví dụ như khi bạn sử dụng hatch bê tông cốt thép, bạn phải sử dụng nét chéo (LINE) và nét gạch vỡ (AR-CONC). Làm sao để bạn nối 2 mẫu hatch này lại thành 1 mẫu mới?
    Bạn tạo 1 file mới có tên trùng với tên mẫu hatch mà bạn đặt với đuôi là .pat. Ví dụ: BE_TONG.PAT. Bạn mở file Acad.pat trong thư mục support ra, tìm đoạn mà cad mô tả về gạch vỡ, copy vào file mới này, tìm đoạn cad mô tả về Line, copy vào tiếp. Save lại, sử dụng lệnh hatch là ok.
    5. Bạn muốn lấy một mẫu hatch của máy khác về máy mình thì làm thế nào?
    Để lấy mẫu hatch từ máy này sang máy khác, bạn có 2 cách:
    1. Copy đè file Acad.pat của máy bạn sang máy khách.
    2. Mở file Acad.pat của máy bạn ra, tìm đoạn text nói về mẫu hatch mà bạn cần rồi copy nó. Mở file Acad.pat của máy khách, paste nó vào cuối cùng.
    3. Mở file Acad.pat của máy bạn ra, tìm đoạn text nói về mẫu hatch mà bạn cần rồi copy nó. Tạo một file có tên trùng với tên của mẫu hatch có đuôi là pat và paste nội dung vừa copy (nhớ là cuối file phải có 1 dòng trống). Copy file mới này vào thư mục support. Khi dùng lệnh Hatch, vào mục custom sẽ thấy mẫu hatch bạn vừa tạo.
    Nhận xét:
    Cách 1: Ngon nhất, dễ nhất nhưng làm hỏng mất file Acad.pat của máy khách.
    Cách 2: Khó hơn, dễ bị lỗi nhưng đây là cách cơ bản để thêm các mẫu hatch độc vào máy bạn.
    Cách 3: Dễ nhất, ít lỗi và đây là cách để bạn copy hatch của bạn sang các máy khác mà không làm ảnh hưởng tới họ.
    6. Khi bạn làm việc trên môt bản vẽ nặng, dùng lệnh hatch sẽ mất nhiều thời gian. Đôi lúc không hatch được, đôi lúc CAD thông báo: 1234 selected, DELETED? <N> bạn trả lời Y thì mới tiếp tục được và phải ngồi chờ thêm một lúc nữa để CAD tính toán. Bản chất vấn đề tính toán của CAD như thế nào và để khắc phục điều này phải làm sao?
    Khi lệnh Hatch được dùng, ACAD sẽ tính toán đường biên của đối tượng hatch mới được tạo nên bởi biên của các đối tượng đang hiển thị trên màn hình. Các đối tượng nằm trong layer ẩn hay đóng băng sẽ bị bỏ qua, các đối tượng nằm khuất ngoài khung nhìn (viewport) cũng bị bỏ qua không đưa vào tính toán.
    Chính vì vậy, để lệnh hatch được nhanh, chúng ta cần làm sao để số đối tượng tính toán của ACAD là tối thiểu (tăng tối đa số đối tượng bị bỏ qua tối đa). Có 2 thao tác cần làm: thứ nhất là ẩn đi các đối tượng không ảnh hưởng tới đường biên của Hatch mà chúng ta sẽ tạo, thứ hai là zoom càng to càng tốt nhưng vẫn đủ để hiển thị phần hatch sắp được tạo ra (để loại bỏ những đối tượng không tham gia vào đường biên của Hatch mới).
    Với hai thao tác làm giảm khối lượng tính toán này, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được hiệu quả của thời gian hatch.
    7. Miền bao của bạn có những khoảng hở rất nhỏ nên không hactch được, dò tìm các điểm ấy rất lâu, có cách nào khắc phục không?
    Đối với AutoCAD 2007, giải quyết trọn vẹn vấn đề trên với tính năng mới của lệnh Hatch.
    Cách sử dụng:
    - Tại bảng lệnh Hatch, click vào phím More Options (Alt + >) để hiện ra đầy đủ bảng lệnh.
    - Tại bảng lệnh, bạn nhập vào khoảng hở lớn nhất.
    - Và sau đó sử dụng lệnh hatch như bình thường, mọi khoảng hở nhỏ hơn giá trị Gap sẽ bị bỏ qua (xem như liền)
    Khoảng hở trước khi hatch
    hatchbefore Hatch và các vấn đề về Hatch trong AutoCad
    Sau khi hatch
    hatchafter Hatch và các vấn đề về Hatch trong AutoCad
    8. Lệnh SuperHatch trong Express Tools là một tiện ích giúp bạn dễ dàng tạo các mẫu Hatch từ các file ảnh, các Block, Xref và Wipeuot (vùng xoá), bạn có thể điều khiển các kiểu nét,độ dày các định nghĩa trong Block của bạn cũng như các lớp tạo nên ký hiệu mặt cắt, ngoài ra nó còn cung cấp thêm nhiều khả năng khác nữa
    9. Nếu bạn muốn tạo mẫu hatch trực tuyến, hãy dùng thử  công cụ này:

    Vẽ Nhiều Tỉ Lệ Trong Một Bản Vẽ AutoCad

    Một vấn đề mà người vẽ AutoCAD thường xuyên gặp phải là làm sao để vẽ một bản vẽ có cả tỷ lệ 1/10 lẫn 1/25, 1/50, 1/100…?
    Mỗi người sẽ quen và phù hợp với một cách vẽ. Nhưng tựu trung lại có 1 số cách cơ bản sau:

    1. Scale hình vẽ, chuyển dimlfac.
    Ưu điểm:
    - Dễ quản lý và sử dụng dim với text.
    Nhược điểm:
    - Khó quản lý và sử dụng đối tượng khác (VD line, pline, arc, …). Bây giờ bạn muốn stretch một đối tượng sang 10mm, bạn phải mất công nhẩm một lúc mới biết là nên stretch bao nhiêu unit.
    Cách này “nông dân”, ít thấy người dùng

    2. Vẽ hình đúng tỷ lệ rồi block lại và scale lên trước khi cho vào khung.
    Khi vẽ, sử dụng cỡ đường kích thước và cỡ chữ đúng tỷ lệ mong muốn. Ví dụ: muốn text in ra cao 2.5mm, khi vẽ ở tỷ lệ 1/10, text sẽ cao là 2.5*10=25 units.
    Cần nối bản vẽ 1/10 này vào bản vẽ 1/50, block đối tượng thuộc phần 1/10 này lại rồi scale block với tỷ lệ 50/10=5 lần sau đó cho vào khung bản vẽ 1/50.
    Khi cần sửa block 1/10 chỉ cần insert block đúng tỷ lệ 1/1 sang một nơi khác rồi dùng lệnh Refedit để sửa.
    Ưu điểm:
    - Khi sửa luôn được ở tỷ lệ 1/1, các kích thước rất dễ nhớ để sửa.
    - Không nặng máy
    Nhược điểm:
    - Quá nhiều block trong bản vẽ, mỗi lần sửa lại phải sử dụng lệnh refedit dễ gây lỗi cho bản vẽ.
    - Phải thay đổi tỉ lệ hatch cho mỗi tỉ lệ in, tốt nhất là scale block rồi mới hatch
    3. Scale khung tên: [Mình hay dùng cách này, hơi nông dân, không biết bao giờ mới chuyên nghiệp được đây ><].
    - Vẽ tất cả với tỉ lệ 1:1
    - Tạo một dim chuẩn tương ứng với tỉ lệ 1:1
    - Sacle khung tên cho vừa với bản vẽ
    - Tạo một Dimention Style từ dim chuẩn ứng với tỉ lệ khung tên vừa scale đó bằng cách lựa chọn “Use overall scale of” bằng tỉ lệ khung tên mà bạn đã scale (Lưu ý Height trong Text Style phải đặt bằng 0, Height của dim phải được đặt trong ô Text height của Text tab trong Dimention Style]
    - Ghi kích thước bình thường
    Ưu điểm:
    - Vẽ tất cả với tỉ lệ 1:1, chỉnh sửa dễ dàng, không cần edit block.
    Nhược điểm:
    - Bản vẽ có nhiều tỉ lệ sẽ sinh ra rất nhiều Dim Style, khi cần hình trích phải scale vùng trích đó lên => Khó quản lý.
    4. Dùng layout.
    Cách này hay được dùng nhất, chuyên nghiệp nhất (thế nhưng mình vẫn chưa sử dụng thành thạo được 2 Vẽ Nhiều Tỉ Lệ Trong Một Bản Vẽ AutoCad )
    Ưu điểm:
    - Không phải bận tâm về tỷ lệ các chi tiết trong quá trình vẽ. Tất cả chi tiết đều được vẽ ở tỷ lệ 1:1
    - Không phải tạo ra một đống kiểu kích thước khác nhau.
    - Không phải lo các chữ số kich thước có độ lớn nhỏ khác nhau trong cùng một bản vẽ
    - Không cần phải lo bố trí các chi tiết như thế nào trong quá trình vẽ
    - Không phải cùng một chi tiết nhưng lại phải vẽ ở hai tỷ lệ khác nhau( đẻ tạo hình trich phóng to ra)
    - Không phải lo bản vẽ được in ra không đúng tỷ lệ. Đây là điều tệ hại nhất vì rất nhiều bản vẽ của các Cty nhưng khi phát hành bản in thì tỷ lệ không chinh xác. Trong TCVN có qui định là bản vẽ kỹ thuật phải được vẽ đúng tỷ lệ.
    - Trong các phiên bản CAD hiên đang lưu hành thì thậm chí có thể ghi kích thước cho các chi tiết (được vẽ trong model) ngay trên layout mà vẫn đảm bảo được tính liên kết với chi tiết, nghĩa là nếu có thay đổi tỷ lệ của các chi tiết trong các viewports thì kích thước sẽ tự động điều chỉnh vị trí nhưng giá trị kích thước vẫn thể hiện kích thước thật của chi tiết, hay nếu như cần phải dời các viewports đến vị trí khác thì các kích thước sẽ chạy theo, như là hình với bóng.
    Nhược điểm:
    - Bản vẽ khá nặng khi có nhiều viewport
    - Hatch hơi cực (Mình dùng AutoCad 2007 nên thấy thế, nghe nói AutoCad 2008 đã khắc phục được điều này)
    Để tìm hiểu thêm về layout trong AutoCad bạn tham khảo thêm bài viết sau:
    ____________

    Tự Học Autolisp Cơ Bản

    Mình sẽ dựa theo bài tham khảo của những tiền bối khác để tổng hợp lại việc bắt đầu với Autolisp theo cách riêng của mình. Hi vọng mọi người sẽ có hứng thú với nó. Việc ứng dụng lisp đem lại hiệu quả rất khác là điều không phải bàn cãi, nhưng về lâu dài việc bạn có thể tự lập trình một lisp cho riêng mình sẽ cho bạn một cảm giác thú vị không diễn tả được bằng lời đâu. Tin mình đi.
    Okie… Giờ chúng ta bắt đầu.

    Phần 1:

    B1: Copy đoạn code sau [của bác Ssg] vào notepad rồi save lại dưới tên hinhin.lsp [Lưu ý: Encoding ANSI theo mặc định, không được save as dạng Unicode]

    (

    defun C:hinhin(/ W H1 H2 p1 p2 p3 p4 p5 OldOs)

    ;;;Nhap so lieu

    (setq

    W (getreal “\nChieu rong nha W = “)

    H1 (getreal “\nChieu cao nha H1 = “)

    H2 (getreal “\nChieu cao chop nha H2 = “)

    p1 (getpoint “\nDiem chuan: “)

    ;;;———————————————————-

    ;;;Tinh toa do

    p2 (polar p1 0.0 W)

    p3 (polar p2 (/ pi 2) H1)

    p4 (polar p3 pi W)

    p5 (list (+ (car p4) (/ W 2)) (+ (cadr p4) H2))

    )

    ;;;———————————————————-

    ;;;Luu bien osmode

    (setq OldOs (getvar “osmode”))

    ;;;———————————————————-

    ;;;Set object snap OFF

    (setvar “osmode” 0)

    ;;;———————————————————-

    ;;;Goi lenh AutoCAD

    (command “line” p1 p2 p3 p4 “c”)

    (command “line” p3 p5 p4 “”)

    ;;;———————————————————-

    ;;;Tai lap osmode

    (setvar “osmode” OldOs)

    ;;;———————————————————-

    (princ)

    )

    ;;;———————————————————-

    ;;;SUMMARY: setq, getreal, getpoint, polar, list, car, cadr, caddr,

    + – * /, command, comment, getvar, setvar, princ
    - B2: Mở AutoCad lên, vào Tools => Load Application để load file hinhin.lsp. Khi có thông báo hinhin.lsp successfully loaded là được.
    - B3: Gõ lệnh hinhin để chạy trương trình. Làm theo thông báo cho đến khi hết chương trình.
    Okie. Sau khi chạy thử bạn có thể phần nào hiểu được ứng dụng của lisp trong AutoCad rồi, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn chức năng của từng dòng lệnh.
    Giờ ta sẽ tìm hiểu xem lisp là gì và ứng dụng của nó ra sao [Cũng giống như ta phải cảm thấy một cô gái thú vị ra sao đó rồi mới tìm hiểu về cô gái ấy ra ấy vậy ^^~]
    1. Lisp là gì?
    - Lisp là một ngôn ngữ lập trình kiểu thông dịch chạy trong môi trường AutoCad, sử dụng các mã lisp giúp AutoCAD mạnh hơn, nhanh hơn, thú vị hơn rất nhiều.
    2. Cách sử dụng?
    - Bạn vào Tools => Load Application để load file lisp (lệnh tắt ap). Click vào ô contents trong phần Startup suite để AutoCad tự động load lisp này mỗi khi khởi động AutoCad.
    - Tại dòng nhắc lệnh command của AutoCad gõ trực tiếp lệnh của lisp vào.
    3. Tên lệnh của lisp?
    Chính là tên sau dòng mã defun C: [Ở ví dụ trên là hinhin]
    Okie… Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào phân tích một chương trình lisp… Lấy ví dụ lisp ở bài 1.
    - Một biểu thức lisp luôn luôn bắt đầu bằng dấu mở ngoặc đơn và kết thúc bằng dấu đóng ngoặc đơn. Do đó trong biểu thức hoặc chương trình lisp, số lượng dấu mở ngoặc luôn luôn đúng bằng số lượng dấu đóng ngoặc.
    - Biểu thức lisp có thể rất đơn giản như: (princ “\n Chao mung den voi giothangmuoi.info”)
    Nhưng cũng có khi lồng ghép vào với nhau tạo thành một biểu thức lisp phức tạp, một chương trình lisp cũng có thể coi là một biểu thức lisp phức tạp.
    Giờ ta thử phân tích từng dòng lệnh của lisp trên để có cái nhìn cơ bản về nó.
    defun C:hinhin(/ W H1 H2 p1 p2 p3 p4 p5 OldOs)
    =>
    - Gán tên lệnh để thực thi lisp là hinhin.
    - Các biến số trong lisp là W H1 H2 p1…
    ;;;Nhap so lieu
    =>
    - Các thông số đặt sau ;;; dùng để giải thích, nó không có tác dụng hay ảnh hưởng gì trong lisp, đôi khi chúng ta dùng nó để phân cách các hàm cho dễ nhìn kiểu như ;;;—— ở trên.
    (setq
    W (getreal “\nChieu rong nha W = “)
    )
    =>
    - Xuống dòng, hiển thị trên Text Windown của AutoCad dòng chữ “Chieu rong nha W =”
    - Chờ người dùng nhập giá trị từ bàn phím vào và enter
    - Đọc giá trị người dùng nhập, chuyển thành số thực (real), gán giá trị đó cho biến W

    Phần 2:

    Trong phần 1, chúng ta đã xây dựng được 1 chương trình lisp có thể nói là thô sơ nhất thế giới. Và nó có 1 nhược điểm: mỗi lần load thì viết ra lệnh. Muốn viết lại phải appload thêm 1 lần nữa.
    Để điều khiển được thời điểm viết, và viết được nhiều lần, chúng ta phải định nghĩa một hàm AutoCAD, để mỗi khi gọi hàm này, chương trình sẽ viết ra màn hình text mà không cần phải appload lại file lisp. Trên file hoclisp.lsp, chúng ta thêm mã lệnh để trở thành như sau:
    (defun c:chao()

    (princ “\nChao bant”)

    (princ)

    )
    Như vậy chúng ta đã định nghĩa được một lệnh của AutoCAD mang tên chao, mỗi lần gọi lệnh chao tại dòng nhắc Command, chương trình sẽ viết ra trên màn hình text dòng chữ: Chao ban.
    Trong 2 dòng vừa thêm, hàm defun là hàm định nghĩa lệnh AutoCAD. Có cấu trúc: (defun tenham() noidungham) trong đó:
    - tenham là tên hàm cần định nghĩa, nếu muốn định nghĩa một lệnh trong AutoCAD thì thêm ‘C:’ vào trước tên hàm.
    - noidungham là tập các lệnh mà hàm vừa định nghĩa sẽ thực thi.

    Phần 3:

    Trong phần 2, chúng ta đã tạo được một chương trình lisp có giao tiếp với AutoCAD thông qua tên lệnh. Tại phần 3 này, chúng ta sẽ viết một chương trình thực sự, có ích hẳn hoi.
    Đó là chương trình tính diện tích của một đối tượng. Trên file hoclisp.lsp, hãy sửa tên hàm chao thành tdt và thêm các mã lệnh như sau:
    (defun c:tdt( / sel ent dientich)

    (princ “\nChao ban”)

    (setq sel (entsel “\nHay chon doi tuong: “))

    (setq ent (car sel))

    (command “.area” “o” ent)

    (setq dientich (getvar “area”))

    (princ “\nDien tich doi tuong vua roi la: “)

    (princ dientich)

    (princ “\nm2″)

    (princ)

    )
    Bạn thử appload file hoclisp.lsp mới và gọi lệnh tdt thử xem, chương trình sẽ yêu cầu bạn nhập vào 1 đối tượng. Và nó sẽ kết xuất diện tích đối tượng vừa rồi ra màn hình:
    Command: tdt

    Chao ban

    Hay chon doi tuong: .area

    Specify first corner point or [Object/Add/Subtract]: o

    Select objects:

    Area = 46546736.0000, Perimeter = 28320.0000

    Command:

    Dien tich doi tuong vua roi la: 4.65467e+007m2
    Điều gì làm nên sự khác biệt này vậy: chúng ta hãy lần theo từng lệnh nhé.
    - Lệnh (entsel “\nHay chon doi tuong: “) là lệnh trả về đối tượng được pick, kết quả trả về là một tập hợp gồm 2 thành phần: thứ nhất là đối tượng được pick, thứ 2 là tọa độ pick.
    - Lệnh (setq sel (entsel “\nHay chon doi tuong: “)) là lệnh gán kết quả vừa pick vào biến sel. Bạn nhớ là lệnh (setq a là gán giá trị a bằng giá trị b.
    Trong trường hợp này a là sel, b là kết quả của hàm entsel.
    - Lệnh (car sel) là lệnh lấy giá trị đầu tiên của biến sel (biến sel có dạng tập hợp) tức là đối tượng được chọn.
    - lệnh (setq ent (car sel)) là lệnh gán giá trị biến ent bằng ename của đối tượng được chọn. ename của một đối tượng là giá trị chỉ ra đối tượng trong một bản vẽ cad.
    Như vậy, 2 dòng lệnh
    (setq sel (entsel “\nHay chon doi tuong: “))
    (setq ent (car sel))
    có ý nghĩa là gán giá trị biến ent cho đối tượng vừa được chọn bằng phương pháp pick. Tiếp đến, lệnh (command “.area” “o” ent) tương đương với gõ tại dòng lệnh command:.area rồi gõ tiếp o và pick đối tượng. Bạn nhớ là lệnh (command a b c d e f…) tương đương với việc gõ các giá trị a, b, c, d, e, f … vào dòng lệnh của cad.
    Như vậy, lệnh trên tương đương với việc tính diện tích của đối tượng vừa được chọn.
    - Lệnh (setq dientich (getvar “area”)): gán giá trị biến dientich bằng giá trị của biến hệ thống AREA
    (biến hệ thống AREA chứa diện tích vừa được tính bằng lệnh AREA trước đó của cad).
    -cụm lệnh:
    (princ “\nDien tich doi tuong vua roi la: “)
    (princ dientich)
    (princ “m2″)
    chắc chắn bạn biết đó là lệnh viết dòng chữ ‘Dien tich doi tuong vua roi la: ‘ diện tích đối tượng vừa rồi ‘m2′. Trên màn hình bạn còn nhìn thấy các dòng chữ khác ngoài dòng chữ trên đó là do các lệnh area của CAD sinh ra.
    Trong bài học sau chúng ta sẽ biết cách loại bỏ chữ này.

    Mở bản vẽ AutoCad phiên bản mới trên AutoCad cũ hơn



    Trong quá trình sử dụng AutoCad rất có thể bạn sẽ gặp trường hợp phải mở một bản vẽ cad được vẽ trên phiên bản (version) mới hơn phiên bản AutoCad hiện đang có trên máy mình. Có thể là do đối tác gửi cho, tham khảo từ đâu đó, download trên mạng xuống,… Có một điều rất bất tiện là các phiên bản AutoCad đời sau thì mở vô tư các phiên bản AutoCad đời trước nhưng ngược lại thì bó tay (Ví dụ: AutoCad 2007 mở  file Cad 2004 okie nhưng AutoCad 2004 thì không mở được file Cad 2007). Gặp phải trường hợp này nhiều khi khóc dở, mếu dở :”>. Nếu bạn có thể liên hệ với người đã thiết kế bản vẽ thì quá tốt, chỉ cần họ save as lại bản vẽ đó dưới định dạng trùng phiên bản AutoCad hiện giờ là có thể giải quyết nhanh gọn rồi, nhưng nếu không có người nào có để bạn nhờ thì sao? Tự thân vận động thôi 71 Mở bản vẽ AutoCad phiên bản mới trên AutoCad cũ hơn .

    DWGgateway là một phần mềm nhỏ, được thiết kế như một add-ins của AutoCad, vấn đề trên sẽ trở nên cực kì đơn giản khi bạn cài thêm phần mềm này cho AutoCad của bạn. Nếu gặp vấn đề trên hãy thử sử dụng nó xem sao nhé.
    Link download:
    http://download.cnet.com/DWGgateway/3000-6677_4-10626295.html

    Sau khi cài đặt khởi động lại AutoCad, sẽ xuất hiện thêm một menu như sau trên AutoCad.
    dwggateway01 Mở bản vẽ AutoCad phiên bản mới trên AutoCad cũ hơn
    Nhìn vào là biết cách sử dụng rồi phải không? Chỉ chú ý là khi bạn mở file nó sẽ hỏi bạn nơi lưu tạm file này, thay đổi đến nơi phù hợp kẻo quên thì sửa xong không biết nó ở đâu đâu.
    Autodesk cũng có một phần mềm để chuyển đổi các version AutoCad là DWGTrueView, nhưng cái này vừa nặng vừa khó cài, đòi hết cái này đến cái kia, tốt nhất bạn vẫn nên dùng DWGgateway hơn.
    ____________

    Giới thiệu về SketchUp 2013

    SketchUp 2013, Google tập trung vào hai điều: làm cho LayOut mạnh mẽ hơn, và xây dựng một hệ sinh thái thân thiện, và dễ dàng tiếp cận hơn cho hàng triệu người dùng SketchUp lập mô hình, tìm và sử dụng các plugin, tiện ích và phần mở rộng mà họ cần. NBạn cần Đăng nhập và Like bài viết để thấy liên kết tải về! (Vui lòng Ctrl+F5 tải lại trang để thấy Link)

    Giới thiệu về Extension Warehouse
    What if adding new extensions to SketchUp was as easy as installing an app on your smartphone? In 2013, we’ve made it dead simple to turn SketchUp into exactly what you need it to be. Need a special tool? There’s an excellent chance someone’s already built it. Now you can research, download and install extensions without ever having to leave SketchUp. Every useful extension in one place—that’s the all-new Extension Warehouse.


    Pattern Fills
    Drawing a sectional view? Now you can fill shapes in LayOut with hatching and other patterns. Choose from a large library of standards—construction materials, geometric tiles, dot screens—or create your own favorites. Patterns can be rotated, scaled or used as-is. You can even combine Pattern Fills with solid colors to create an endless number of variations.

    Copy Array
    You know how SketchUp lets you easily create multiple copies of an object with your keyboard? Those are called arrays, and now LayOut lets you make them, too. Move a copy, type how many copies you want, type the letter ‘x’ and Enter. Presto! Presto! Presto! Presto! Presto! Copying is fun.

    Speedier Vector Rendering
    When you need to print a drawing really big, sometimes it’s helpful to vector-render your SketchUp model views. Doing so makes lines look smooth and reduces wait times for all but the most complex models. In the latest version of LayOut, vector rendering is faster than it’s ever been.

    Faster Screen Redraw
    Every time you zoom, pan or move an entity on the page, LayOut has to re-draw the picture you see on your screen. For this version, we massaged the code so there’s a noticeable improvement in the speed at which this happens. LayOut should feel snappier, especially as your document gets more complex.

    Numbered Pages in the Pages panel
    Another small but incredibly useful tweak: LayOut’s Pages panel now displays page numbers, which makes it easier to print and export portions of your document.

    Curved Label Leader Lines
    Creating a jauntily curved callout line for a label used to be a five-step, two-handed operation:
    Click. Click. Tool switch. Double-click. Click-drag-with-a-modifier-key.
    In the latest version of LayOut, curving a label line goes like this:
    Click-drag.
    Isn’t progress something?

    Dashes in Dimensions
    Ask the guy with the 86 foot ceiling if readable dimensions are important. It’s a little thing, but we added dashes to LayOut’s dimension labels to make them easier to read.

    Smarter Toolbars in Windows
    It used to be that the toolbars for all of your delicious plugins would move around your screen between SketchUp sessions. We heard that drove you crazy, so we re-engineered our Windows UI to make things a whole lot better. In 2013, you can even drag native tool icons between toolbars. Make SketchUp look the way you want it to.

    Video Export
    Exporting high-quality animations from SketchUp 2013 is easier than ever. Using the default settings yields HD videos at 720p, encoded in any of the three most popular, modern formats: H.264, AVI and WebM. Picture quality is much better, and file sizes are smaller as well.

    Zoom In More
    We increased LayOut’s maximum zoom capability by a factor of ten, from 1000% to 10,000%. At that magnification level, your sofa would be the size of Jupiter. Or thereabouts.





    Phần mềm thống kê thép TKT2013

    Tôi có phần mềm thống kê thép thấy cũng rất tiện lợi, port lên các bạn dùng thử
    - Có thể dùng công thức trong các ô nhập liệu
    - Tự động tính nối thép
    - Thay đổi chiều dài đoạn nối thép
    - Tổng hợp thép, loại thép ...

    Link tải: https://app.box.com/s/cc87cb27a26b611dcba3

    Tải Autocad 2007 full

    Autocad là phần mềm rất đỗi quen thuộc của anh chị em kĩ sư, kiến trúc sư. Hãng Autodesk cung cấp rất nhiều phiên bản AutoCAD cập nhật theo từng năm. 
    Tuy nhiên phần đông các bạn đã quen thuộc sử dụng phiên bản AutoCAD 2007 do tính ổn định, các chức năng đầy đủ, hoặc cấu hình máy tính vừa phải, thích hợp chạy bản 2007 mượt hơn. Minh chứng đơn giản nhất là Bản 2007 được nhiều người sử dụng nhất trong các bản. Bản AutoCAD 2013 mới ra có rất nhiều cải tiến đáng kể nhưng vẫn cần thời gian để mọi người có thể làm quen.



    Download Autocad 2007 full crack


    Hướng dẫn cài đặt và crack Autocad 2007


    Các bạn download bản cài đặt Autocad 2007 bằng 1 trong các link dưới đây

    Link File.SviT: http://file.sinhvienit.net/f8670f3a
    Link Fshare.vn: http://www.fshare.vn/file/T2YB332YWT/
    Link 4share.vn: http://up.4share.vn/f/7447444640444747/
    Link upfile.vn: http://upfile.vn/m9om

    Tải về xong các bạn giải nén ra. Click vào file Setup.exe để bắt đầu cài đặt





    Màn hình cài đặt hiện ra, các bạn click chọn Stand-Alone Installation như hình bên dưới




    Sau đó các bạn chọn Install như hình bên dưới




    Nếu nó hiện ra thông báo yêu cầu cài 1 số thành phần trước khi cài Autocad thì các bạn chọn Ok




    Chọn Next để tiếp tục




    Chọn I accept để chấp thuận các quy định sử dụng AutoCad, sau đó chọn Next để tiếp tục




    Tới bước yêu cầu nhập số Serial, các bạn nhập như trong hình và nhấn Next để tiếp tục




    Tới bước này các bạn điền thông tin người đăng ký sử dụng Autocad, sau đó nhấn Next để tiếp tục




    Mặc định chọn kiểu cài đặt Typical, nhấn Next để tiếp tục




    Tới bước này, nếu bạn muốn cài các công cụ hỗ trợ sử dụng Autocad thì check chọn, không thì cứ nhấn Next để đến bước tiếp theo




    Bước này yêu cầu xác định vùng cài đặt Autocad, cứ để mặc định. Nhấn Next để tiếp tục




    Bước này cứ để mặc định, nhấn Next để tiếp tục




    Nhấn Next để bắt đầu cài đặt




    Quá trình cài đặt đã bắt đầu, bạn chờ 1 xíu là xong




    Quá trình cài đặt đã xong, Nhấn Finish để đóng




    Bây giờ chúng ta sẽ crack, cũng đơn giản thôi. Các bạn vào folder crack, copy 2 file adlmdll.dlllacadp.dll vào folder mà các bạn đã cài Autocad vào. Mặc định là C:\Program Files\AutoCAD 2007




    Vậy là xong, các bạn có thể mở Autocad 2007 lên và bắt đầu sử dụng