Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Hướng dẫn render ngoại thất bằng Vray cho Sketchup

Chào các bạn !
Hôm nay mangxd.net sẽ chia sẻ với các bạn tài liệu Render ngoại thất bằng Vray cho Sketchup.

Tài liệu này hoàn toàn bằng tiếng việt, minh họa hình rõ ràng. Tài liệu này cho smod bên diễn đàn kiến trúc biên soạn, rất cảm ơn bạn đã chia sẻ

Bộ thư viện vật liệu Vray Vismat dành cho sketchup (1Gb)

Chào các bạn !
Hôm nay mangxd.net chia sẻ cùng các bạn bộ thư viện vray này, nhằm giúp các bạn giảm thời gian dành cho hiệu chỉnh vật liệu trong vray

download
http://www.oni.vn/Ay2BJ

Pass giải nén(Nếu có): mangxd.net hoặc www.mangxd.net
Chú ý: Các bạn tải về 7 tập tin mình chia nhỏ theo dạng .001 nhé, để cùng 1 thư mục.
Sau đó dùng phần mềm FFSJ hoặc 7zip gộp file giải nén ra là được nhé

Hướng dẫn vẽ và render vray 1 căn phòng nhỏ bằng sketchup


Hướng dẫn dựng hình trong sketchup dành cho trình độ nâng cao, giúp các bạn hình dung được các bước dựng hình và sử dụng các plugin cần thiết, đối với render các bạn sẽ được học cách sử dụng ánh sáng mặt trời và cách tạo vật liệu cho 1 số bề mặt thường thấy. Giúp các bạn hình dung được render vray for sketchup làm việc như thế nào và trai qua các bước như sau

render vray for sketchup
1.Dựng hình trong sketchup


2.Render vray trong sketchup

Hướng dẫn crack win7 đơn giản mà hiệu quả cao

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn crack win7 một cách đơn giản nhất nhé.

Đầu tiên các bạn tải phần mềm windows Loader 2.2.1 về, link dưới cùng nhé


Sau khi download về và giải nén xong thì nhấn chuột phải vào và chọn run as administrator



Sau đó nhấn vào Install và đợi phần mềm chạy là xong



Sau khi chạy xong chữ ” trial ” sẽ đổi thành licensed và cần phải khởi động lại máy để thấy hiệu quả. đơn giản thế thôi
download
https://drive.google.com/file/d/0By4UVtEoCA50MjBCbVFsVGdfOTQ/view?usp=sharing
Pass giải nén(Nếu có): mangxd.net hoặc www.mangxd.net

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

[Revit] Hướng dẫn vẽ cửa chớp (pano lá sách)


Để làm một cánh cửa như vậy gồm có 3 phần:
- Tạo riêng một lá sách,
- Tạo mô-đun hệ thống các lá sách,
- Kết hợp với khung cánh tạo ra cánh cửa pano lá sách.

Phần 1: Tạo riêng một lá sách.

Phần này nếu ai đi học thầy chắc không có vấn đề, không biết mọi người sao chứ mình thì đến phần cong là đôi khi quên, nhưng thôi, mình cũng cứ viết hết ra đây

Đầu tiên, bạn mở một family mới ra, chọn template Metric Generic Model, chuyển sang mặt Font, tạo thêm các Reference planenhư trong hình, ghi kích thước và gán tham biến cho chúng.



Chuyển sang mặt Lef tạo thêm các reference plane có khoảng cách 50×50 mm, dùng công cụ Solid/Extrusion để vẽ lá sách, vẽ tiết diện của lá sách giống hình bên dưới



Lúc này bạn dùng công cụ Fillet Arc để vẽ phần cong, chọn Radius = 10 mm, chọn 2 cạnh cần fillet với nhau là bạn sẽ được như hình bên dưới






Finish extrusion, chọn lá sách và vào Instance Properties, hiệu chỉnh lại thông số như trong hình (sao cho 2 bên của lá sách dài hơn so với lỗ mỗi bên 5 mm )



Ghi kích thước và contrain lại để khi di chuyển, thay đổi các thông số thì lá sách cũng di chuyển theo



Save file lại, đặt tên là ‘lá sách’

Một lưu ý mà thầy luôn nhắc tụi mình và mình cũng sẽ nhắc lại vài lần trong này là: khi ghi kích thước thì nhớ chú ý cẩn thận ghi vào reference plane chứ không phải vào những phần khác, vì ta hiệu chỉnh thông số là hiệu chỉnh cho các reference plane di chuyển, vì (tạm gọi là) những thứ còn lại được gắn vào reference plane nên cũng di chuyển theo.

Phần 2: Tạo mô-đun hệ thống những lá sách:
Ở phần này mình vẫn làm theo hướng đẫn của thầy nhưng có một lưu ý nhỏ là bạn phải contrain 2 đầu chứ không chỉ trên hay dưới, vì bạn sẽ phải thay đổi chiều cao của nó, khi đến phần đó mình sẽ nhấn lại một lần nữa.

Bạn mở một family mới ra (vẫn dùng template Generic Model – cả bài này chỉ dùng loại này), tạo thêm các reference plane, ghi kích thước, gắn thông số cho chúng như trong hình



sang mặt bằng tạo thêm 2 reference plane, EQ lại và ghi cho nó một thông số kích thước (ừm, cái này mình làm theo hướng dẫn của thầy, nhưng mà về sau mình không dùng đến nó, không biết để làm gì ha)



Lúc này bạn mở bản vẽ lá sách mà bạn vừa vẽ xong ra, load into project, bạn lưu ý là nếu bạn đang mở nhiều bài vẽ thì hãy chọn đùng project mà bạn muốn load vào nha (ở đây mình đang vẽ mô-đun lá sách trong family 4)



Sau khi load xong, bạn sang mặt bên, dùng lệnh Align, đưa thanh lá sách về vị trí của nó (giống như trong hình), constraint nó lại với reference plane để sau này có thể chỉnh sửa kích thước cũng như vị trí của thanh



chọn thanh lá sách và Array nó lên theo phương thẳng đứng, lưu ý là bạn phải chọn Last để khi đưa lên, thanh cuối cùng sẽ ở vị trí bạn muốn mà không cần biết kích thước chính xác, nhập số thanh lá sách mà bạn muốn vào…



Sau khi đã tạo ra được một hệ thống mô-đun lá sách, bạn chọn thanh trên cùng và constraint nó lại với reference plane phía trên để có thể thay đổi chiều cao của mô-đun lá sách (để có thể dùng công cụ Align sau đó constraint lại, bạn chọn thanh lá sách trên cùng, edit group, rồi thao tác như bình thường, sau đó finish group là ok)



Lúc này bạn chọn một thanh lá sách bất kỳ, thấy số lượng lá sách xuất hiện, chọn và gán cho nó tham biến để sau này có thể thay đổi dễ dàng


(hình đã được xoay ngang cho dễ nhìn, thực tế trong Revit nó thẳng đứng)

Vào góc trên bên phải của màn hình, chọn Type, bạn sẽ thấy xuất hiện hộp thoại như hình dưới, Add để tạo thêm một tham biến mới là khoảng cách giữa các lá sách, vì lúc này ta mới chỉ có số luọng lá sách, tuy nhiên thực tế ta không quan tâm lắm đến số lượng, mà quan tâm đến khoảng cách để thông gió



Cần phải lưu ý ở đây là, khoảng cách là con số tính theo đơn vị độ dài, bạn cần phải chọn ở mục Type of Parameter là Length thì mới được, nếu không, sau này khi bạn chỉnh nó sẽ không phải là kích thước độ dài



Lúc này số lượng lá sách và khoảng cách lá sách phụ thuộc vào nhau theo công thức:

Số lượng lá sách = chiều cao lỗ cửa / khoảng cách lá sách + 1

Tuy nhiên để có thể làm được điều này, bạn cần lưu ý:
- nhập số liệu ở mục Value cho khớp, rồi mới nhập công thức cho mục Formula, nếu không máy sẽ báo lỗi.
- Nếu bạn không biết số liệu là bao nhiêu thì mới chính xác, bạn nhập tạm cho khoảng cách lá sách bằng 1 số cụ thể khác 0 (vì nó nằm ở mẫu, nếu bằng 0 thì không tính được), sau đó bạn nhập công thức, Add, máy sẽ báo lỗi nhưng không sao cả, lúc này bạn đã có số liệu mọi thứ khớp với nhau, tạm thời bạn cut công thức (bằng lệnh Ctrl+X), Add lại lần nữa, rồi đưa trả công thức vào lại vị trí của nó, Add và hoàn toàn OK, máy không báo lỗi nữa.

Àh, Add ở đây là nút cạnh OK với Cancel ý chứ không phải nút Add tạo thêm tham biến mới đâu nha.



Bây giờ mô-đun lá sách đã hoàn thành, bạn có thể bật qua bên 3D để kiểm tra, cũng như thay đổi các thông số để xem đã OK chưa



Trước khi bạn mở 1 family mới để tạo cánh cửa pano lá sách, bạn cần gán thông số của lá sách với mô-đun lá sách, ở đây thông số trùng nhau là chiều rộng lỗ cửa
Save file lại dưới cái tên Mô-đun lá sách, và mở 1 family mới ra, vẫn dùng cùng một template như cũ.

Phần 3: Kết hợp với khung cánh tạo ra cánh cửa pano lá sách.

Trên mặt đứng Font, bạn tạo thêm các reference plane, ghi kích thước, gán tham biến cho chúng như trong hình, sau đó sang mặt bằng tạo thêm 2 reference plane ở 2 bên, cách đều ở giữa 20mm, EQ, ghi kích thước tổng và đặt tham biến cho nó.

Quay lại mặt đứng, dùng công cụ Solid/Extrusion để tạo khung cánh, trong khi tạo nhớ constraint lại với các reference plane để khung cánh đi theo khi hiệu chỉnh thông số, finish extrusion; sang mặt bằng, dùng lệnh Align đưa 2 cạnh trước sau của khung cánh về vị trí của 2 reference plane đã tạo, constraint lại.

Bây giờ bạn load mô-đun lá sách vào đây, đưa nó về đúng vị trí, constraint lại (không constraint ở giữa vì đôi khi ta chỉnh nó lệch tâm, tuy nhiên phải constraint 2 đầu trên dưới thì khi thay đổi kích cỡ lỗ của, mô-đun lá sách mới đi theo), ghi thêm kích thước dài ra của nó so với lỗ cửa, khóa lại (chỉ cần làm 1 bên), động tác này giúp mô-đun lá sách đi theo lỗ cửa khi ta thay đổi vị trí cúng như chiều rộng lỗ cửa.



Mở phần Type ra, bạn thấy các thông số như hình dưới, nếu thiếu thông số nào, bạn hãy Add tạo thêm. Ở đây bạn thấy có những thông số như: khoảng cách lá sách, chiều rộng lỗ lá sách, chiều cao lỗ lá sách là trùng khớp với thông số của mô-đun lá sách, bạn chọn mô-đun lá sách, vào Type properties của nó và gán chúng lại với nhau, bây giờ khi bạn chỉnh ở mục Type của cánh của lá sách thì mô-đun lá sách cũng tự động chỉnh theo.

Ta không cần quan tâm đến chiều rộng lỗ lá sách cũng như chiều cao của nó, và ta thấy có thể thể hiện nó qua các thông số khác nên bạn gán cho nó công thức để máy tự tính toán như hình dưới



Lúc này mọi thứ đã Ok, bạn bật qua 3D để kiểm tra, thay đổi thông số theo ý muốn để coi thứ cánh của đã đạt được như ý muốn của bạn hay chưa



Save file lại dưới cái tên cánh cửa pano lá sách.

Sưu tầm.

Hướng dẫn sử dụng sap2000 bằng video trực quan

Sap2000 là phần mềm chuyên dụng để tính toán và thiết kế kết cấu. Trải qua thời gian Sap2000 đã cải tiến rất nhiều về mặt giao diện và tốc độ xử lý cũng như bổ sung nhiều tính năng tiện ích phục vụ cho việc thiết kế kết cấu.

Loạt video này được thực hiện dựa trên phiên bản 15 nhằm hướng dẫn các kỹ năng cơ bản nhất cho người bắt đầu tiếp cận phần mềm Sap2000. Từ đó làm tiền để nghiên cứu các kỹ năng nâng cao hơn.



Sẽ update tiếp...

Hướng dẫn giải đồ án thép 2 bằng sap2000

Chào các bạn !
Hôm nay mình giới thiệu cho các bạn 1 video hướng dẫn chi tiết giải đồ án thép 2 bằng sap2000
Nếu có thắc mắc ở chỗ nào, bạn vui lòng để lại lời nhắn ở bên dưới nhé

Hướng dẫn thi công mái ngói kiểu biệt thự

Chào các bạn !
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình thi công 1 mái ngói kiểu biệt thự đơn giản nhé
1. Về hệ khung kèo:
- Khung kèo tùy theo thiết kế, có thể bằng thép hộp hoặc thép V, bạn nên thống kê lại toàn bộ khối lượng thép theo thực tế thi công.
- Đòn tay, thường làm bằng thép hộp, tùy thiết kế
- Mè thường sử dụng hộp 3 vuông.
- Sau thi thống kê, bạn tiến hành cho hàn khung kèo, sơn lót và sơn phủ hoàn thiện.
- Tiến hành lắp đặt hệ khung , kiểm tra kỹ mối hàn, liên kết.


- Lưu ý những điểm giao mái, phải đặt máng tole chống thấm dưới.
2. Lợp ngói:
- Sau khi hoàn thành hệ khung kèo, tiến hành lợp ngói
- Lưu ý phải ke góc kỹ lưỡng, ngói phải được đặt so le hàng với nhau
- Phải bắn đủ vít lục giác ( Nếu là loại ngói dùng vít )
- Ở điểm giao nhau phải cắt ngói liền khối
- Ngói úp nóc phải đổ hồ tô vào 2 cạnh thành
- Ngói viền lợp đều mép và sát viền mái
- Kiểm tra lại toàn bộ mái ngói, chống thấm trước khi đóng trần thạch cao.
- Sơn lại phần ngói nếu bị dính hồ.



Quy trình thi công sàn bê tông chuẩn

Chào các bạn !

Hẳn là dân xây dựng đã từng thi công sàn rất nhiều, tuy nhiên, đại đa số các bạn chỉ kiểm tra sơ sài về cốt thép và mác bê tông, vậy còn tiêu chuẩn một sàn BTCT thì sao, hôm nay mình sẽ viết lại 1 quy trình chuẩn cho thi công sàn bê tông nhé.

1. LẤY CỐT SÀN:
Việc lấy cốt sàn được thực hiện theo phương pháp đo mực nước chuẩn hiện hành.Sàn cần có cốt thấp nhất là cốt 0 theo mức chuẩn của từng địa phương. 

2. CHỐNG THẤM SÀN:
Nhằm mục đích chống thẩm thấu hóa chất hoặc các dung dịch không có lợi cho môi trường từ trên bề mặt bê tông vào nền đất và chống thẩm thấu hơi ẩm từ nền lên sàn bê tông. Việc chống thấm sàn còn nhằm mục đích chống mất nước trong quá trình thủy hóa, giảm tiêu hao nước, giảm công dưỡng hộ... Việc chống thấm sàn được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó tiêu biểu là các phương án sau:
- Trải vải địa kĩ thuật hoặc vải PP dệt, kết hợp phủ màng bitum nhũ tương
- Trải vải PE
- Trải tấm trải bitum cuộn dán nóng hoặc nguội


3. ĐỔ BÊ TÔNG:
Thực hiện đổ bê tông theo mác và độ dày theo thiết kế. Tùy theo dạng bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) hay trộn theo mẻ, ta sẽ thu được các loại sàn có độ ổn định khác nhau. Bê tông tươi được trộn theo tỉ lệ thành phần chuẩn và trộn nguyên khối nên độ ổn định vữa cao hơn bê tông trộn tay theo mẻ nhỏ. Vữa bê tông tươi có độ ổn định cao, lượng nước vừa đủ, giảm hiện tượng tạo bọt trên bề mặt bê tông. Sau khi gạt lấy phẳng, chờ cho đến khi bề mặt vữa có thể đi lại được (độ cứng xuyên kim khoảng 1mm), mới tiến hành xoa- tạo phẳng bằng máy mài. Trong quá trình xoa lấy phẳng cần tránh không nên rắc hỗn hợp cát xi măng mác cao hoặc xi măng không do có thể gây tăng mác bê tông mặt làm giảm khả năng thấm sơn của bề mặt bê tông. Đối với bê tông trộn thủ công, do tỉ lượng nước/ xi măng/ cát không ổn định nên rất dễ gây hiện tượng nứt giữa các khối, thừa nước- nổi bọt, lệch cốt nền. Khi đó cần tiến hành đổ lớp vữa gạt mặt. 

4.GẠT VỮA MẶT:
Trong trường hợp buộc phải đổ thủ công, do tỉ lượng các hợp phần bê tông khác nhau nên khó có thể đảm bảo độ đồng đều, nên sau khi đầm dùi và đầm bàn, ta chờ cho khối bê tông tăng cứng một phần rồi tiến hành gạt vữa mặt (xi măng/ cát= 1/3 đến 1/4), xoa bằng bàn xoa thủ công hoặc máy xoa. Tuy nhiên trước khi tiến hành xoa tạo phẳng cần kiểm tra độ cứng của vữa gạt mặt. Cần tránh không để thừa nhiều nước hoặc tiến hành xoa khi bề mặt sàn còn ướt sẽ gây nổi xi măng gây hiện tượng mác bề mặt quá cao hoặc cháy xi măng cục bộ, cả 2 trường hợp đều gây hiện tượng kém hấp thu sơn trên bề mặt bê tông. Lớp vữa gạt mặt có thể tiến hành thi công trong vòng 24h sau khi đổ bê tông để đảm bảo kết cấu giữa các lớp. Trường hợp lớp bê tông đổ trước đã đạt độ cứng tối đa (sau 28 ngày) thì phải sử dụng phụ gia tăng dính để đảm bảo liên kết giữa lớp vữa mới và bê tông cũ. 

5.BẢO DƯỠNG SÀN:
Sau khi đổ xong, cần tiến hành dưỡng hộ trong thời gian 28 ngày (không có phụ gia) hoặc ngắn hơn nếu sử dụng phụ gia thủy hóa nhanh. Trường hợp sàn cũ đổ thêm lớp vữa mặt, thời gian chờ thủy hóa là khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Trong thời gian bảo dưỡng, có thể tiến hành mài tạo phẳng (ướt hoặc khô) bằng đá mài hoặc giấy nhám. Tránh sử dụng các loại máy có trọng lượng lớn hoặc các va đập mạnh trên bề mặt. Đối với trường hợp bề mặt không đủ độ nhẵn, có thể sử dụng hỗn hợp bột trám vá để tạo phẳng.



6.CHUẨN BỊ BỀ MẶT SÀN BÊ TÔNG:
Sau thời gian thủy hóa đủ (28 ngày đối với bê tông và 12 ngày đối với vữa trát), ta tiến hành chuẩn bị bề mặt sàn. Bề mặt sàn được coi là đủ tiêu chuẩn thi công sơn sàn là:
- Đủ mác: cốt sàn cần đủ mác theo thiết kế để đảm bảo độ chịu lực.
- Đủ khô: sàn có thể hút nước và thóat nước đều, không bị ướt khu vực, khi sờ tay thấy không lạnh hoặc tốt nhất là ấm.
- Đủ phẳng: toàn khối sàn cần có độ phẳng tương đối, không bị lệch cốt tới mức mắt thường có thể nhận thấy. Tham khảo tiêu chuẩn độ phẳng DIN 18202.
- Đủ mịn và đủ xốp: bề mặt cần có đủ độ xốp để tạo điều kiện cho sơn ngấm sâu, bám dính tốt với nền. Tránh hiện tượng sứt vỡ sàn gây ảnh hưởng đến mĩ quan của công trình.
- Đủ sạch: không chứa tạp chất như dầu mỡ, vết cao su, bitum nhũ tương, asphan, đất, cát, bụi.
Cần tiến hành làm sạch bằng máy chuyên dụng để đảm bảo bề mặt không còn các tạp. Lưu ý, cần sử dụng máy hút bụi chuyên dùng để đảm bảo bụi được tách triệt để. Trường hợp sử dụng máy thổi khí, quá trình làm sạch không triệt để do bụi sẽ bay từ nơi này sang nơi khác mà không bị tách loại hẳn.

Sap2000 - Phần mềm giải kết cấu tối ưu

Sap là 1 phần mềm tính toán và thiết kế kết cấu trong ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi, tuy đã có SAP2000 v15 nhưng các bạn đều biết trong các trường đại học cao đẳng thường hay giảng dạy với những phần mềm cũ kỹ
Tính năng tối ưu hóa tải trọng, xác định rõ tỷ lệ gia tải đưa ra chỉ tiêu và giới hạn của chuyển vị và đường đặc trưng lực trong kết cấu

  • Xây dựng thuộc tính vật liệu bê tông và thép của châu Âu
  • Tải trọng gió, động đất, phản ứng phổ theo tiêu chuẩn Canadian NBCC
  • Tải trọng gió, động đất, phản ứng phổ theo tiêu chuẩn American ASCE-7
  • Hàm phản ứng phổ theo dữ liệu đồ họa địa chất theo tiêu chuẩn Italian NTC 2008
  • Tiêu chuẩn thiết kế khung thép của Ấn độ: IS 800 2008.
  • Tiêu chuẩn thiết kế khung thép của Ấn độ New Zealand: NZS 3404-1997
  • Tiêu chuẩn thiết kế khung thép của Canadian CSA S16-2009.
  • Cập nhật tiêu chuẩn thiết kế khung bê tông của Hồng Công (bao gồm bổ xung 1)
  • Tiêu chuẩn thiết kế khung bê tông của Úc: AS3600-2009..v.v..
Link download:


Pass giải nén file license: trova0515



Giáo trình Sap :